Để tự sửa chữa một chiếc xe đạp điện hay xe máy điện thì việc đầu tiên bạn cần tìm hiểu là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó, từ đó đưa ra phương án sửa chữa chính xác.
Bạn đang quan tâm và tìm hiểu về học sửa chữa các loại xe điện để sau này trở thành chuyên gia, kiếm tiền và tạo nguồn thu nhập ổn định thì bài viết chia sẻ này của chúng tôi chính là dành cho bạn!
Xe điện là gì?
Xe điện là một loại xe công nghệ mới, nó đang dần trở thành xu hướng của toàn cầu nhằm mục đích ít phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ môi trường.
Xe đạp điện và xe máy điện sử dụng động cơ điện để truyền dẫn và thường được gắn ở bánh sử dụng động cơ 3 pha không chổi than là chủ yếu. Trước đây những dòng xe điện chạy bằng động cơ chổi than không còn phổ biến nữa.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe điện
Ở bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến những bộ phận giúp cho chiếc xe có thể chạy được và nguyên lý kết nối các bộ phận này lại, tạo ra hệ thống giúp xe có thể chuyển động được. Những vấn đề về đèn, còi, xi nhan, hệ thống điện khác sẽ được nhắc ở bài kế tiếp.
1, Cấu tạo của xe điện
Để giúp cho xe điện có thể di chuyển và hoạt động được thì cần các bộ phận như sau:
# Động cơ
Động cơ bánh sau xe điện có các mức công suất khác nhau, tùy vào công suất mà quyết định tốc độ của xe. Động cơ công suất càng lớn thì tốc độ càng cao và tiêu hao điện càng lớn. Thông thường xe đạp điện và xe máy điện phổ thông hiện nay có công suất như sau:
- Xe đạp điện: Công suất động cơ phổ biến 250W, 350W, 450W và 500W
- Xe máy điện: Công suất động cơ của xe máy điện là: 550W, 650W, 800W, 1000W, 1200W, 1500W, 1700W…vv.
Với xe máy điện cần phải đăng ký bảng số xe còn xe đạp điện hiện nay vẫn chưa cần đăng ký. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng công suất động cơ lớn hơn 500W là xe máy điện và từ 500W trở xuống là xe đạp điện.
Cấu tạo của động cơ xe điện gồm có:
- Cuộn dậy đồng: Startor
- Nam châm điện
- Vành xe điện
- Lắp động cơ
# Nguồn cung cấp điện năng
Nguồn cung cấp điện năng phổ biến cho xe đạp điện và xe máy điện hiện tại chủ yếu là ắc quy chì và pin lithium. Đây chính là bộ phận cung cấp toàn bộ năng lượng cho hệ thống điện xe hoạt động. Xe chạy xa hay gần phụ thuộc vào bộ phận này.
# Điều tốc xe đạp điện và xe máy điện
Bộ điều tốc giống như trung tâm đầu não của toàn bộ chiếc xe. IC điều tốc nhận tín hiệu từ góc lệch pha của tay ga để điều chỉnh cường độ dòng điện giúp người lái dễ dàng làm chủ tốc độ.
# Tay ga xe đạp điện và xe máy điện
Bộ tay ga xe điện có chức năng tạo ra tín hiệu nhờ góc lệch pha điều khiển ở dạng xung, báo hiệu cho IC điều tốc làm việc và điều chỉnh cường độ dòng điện chạy nhanh hay chậm.
2, Nguyên lý hoạt động của xe điện
Bạn hay tham khảo sơ đồ dưới đây và cùng chúng tôi đi vào chi tiết nguyên lý hoạt động và vận hành nhé!
Sơ đồ hoạt động được hiểu chi tiết qua các bước sau:
- Dây sau khóa có điện và cấp nguồn cho IC, lúc này điều tốc mở các chức năng vận hành như tín hiệu tay ga và sẵn sàng nhận tín hiệu
- Tay ga xe điện khi vặn ga khiến cảm biến hall của tay ga có xu hướng tiến lại gần nam châm điện tạo ra nguồn xung tín hiệu báo xuống IC điều tốc
- IC điều tốc nhận được tín hiệu mạnh hay yếu phụ thuộc góc lệch pha của cảm biến tay ga mạnh hay yếu. Góc lệch pha của tay ga càng nhỏ tạo nên tín hiệu càng mạnh. Từ đó giúp điều tốc tự điều chỉnh cường độ dòng điện cấp cho động cơ hoạt động
- Động cơ nhận được dòng điện từ IC điều tốc, sự kết hợp giữa cuộn đồng và nam châm điện trong động cơ tạo nên từ trường và sinh ra momen quay
Kết luận
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ tới bạn đọc về nguyên lý hoạt động của xe đạp điện và xe máy điện. Từ những kiến thức chia sẻ trên sẽ giúp anh em hiểu rõ hơn, sâu hơn về cách vận hành của xe điện, từ đó tạo nên nền tảng cơ sở kiến thức nền chắc chắn để sửa xe điện một cách tối ưu nhất.
Tham khảo thêm: https://hocsuaxedien.com/do-nghe/